
Ponzi, mô hình Ponzi hay kế hoạch Ponzi thường được nhắc đến như một hình thức lừa đảo “khét tiếng” và ra đời từ hàng trăm năm nay. Ponzi được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhận sử dụng Ponzi nhằm kiếm lợi nhuận bất chính từ các nhà đầu tư. Vậy chính các mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Nó ra đời thế nào và nhận biết ra sao? Ngay bây giờ, Coin24h sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ những vấn đề đó.
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình PonzI là một mô hình cho vay từ tiền của người này để trả lãi suất cho người khác. Nghĩa là, người đi vay sẽ đưa ra những cam kết với lãi suất cực kỳ hấp dẫn, kèm theo đó là những bức tượng sống đã rất thành công trong mô hình Ponzi này.

Từ sự hấp dẫn và lôi cuốn bởi những điều trên, các nhà đầu tư đã lao vào mô hình này bằng tài sản của mình. Không những thế, họ cũng sẽ giới thiệu thêm những người cho vay mới để chia sẻ việc kiếm hời và đồng thời cũng sẽ nhận được hoa hồng từ việc giới thiệu.
Sự ra đời của nó khởi đầu từ những doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Nhưng sau đó vì việc làm ăn không được thuận lợi dẫn đến nó đã chuyển thành một mô hình Ponzi và sử dụng các hành vi gian lận.
Để trả các khoản lãi suất vô cùng cao cho người vay đòi hỏi phải có một dòng chảy tiền ngày càng tăng, tức là số lượng các nhà đầu tư mới cũng sẽ tăng theo nó.
Lịch sử hình thành mô hình Ponzi
Được đặt theo tên của Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đã rất nổi tiếng vào những năm 1920 khi áp dụng mô hình này.
Sự hình thành của Ponzi bắt đầu từ cuốn tiểu thuyết Martin Chuzzlewit năm 1844 của Charles Dickens.
Ban đầu, Ponzi chủ yếu là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, nhưng sau đó ông ta dùng tiền của những người đến sau để trả cho chính mình và những người đến trước.

Thời bấy giờ, dịch vụ bưu chính phát triển phiếu trả lời giảm giá toàn cầu, cho phép người gửi thư trả trước tiền bưu phí bao gồm cả phí từ người trả lời thư. Người nhận có thể đem phiếu giảm giá đến bưu điện địa phương và đổi nó để lấy tem thư và gửi thư trả lời
Hơn nữa, giá tem thư bưu chính liên tục biến động, một số nước cao hơn những nước khác. Chính vì thế Ponzi đã thuê nhiều các đại lý để mua các phiếu giảm giá tem thư ở những nước rẻ và gửi cho ông ta. Việc sau cùng, ông ấy chỉ việc mang đến những nước giá cao để bán lấy lợi nhuận.

Hình thức mua bán này có tên gọi chuyên môn là Arbitrage, được xem là không hợp pháp. Tiếp đó, sự tham lam của ông ấy tăng cao muốn tăng thêm lợi nhuận ngày càng nhiều, bằng mở rộng thêm quy mô của mô hình này. Lấy danh nghĩa là công ty, công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company), với lời hứa lợi nhuận 50% trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày. Với nhãn mác là người thành công trong lĩnh vực tem thư, các nhà đầu tư đều rất tin tưởng và bị cuốn theo. Thế nhưng, tiền vay được của những người đầu tư mới này, lại được sử dụng để trả lãi cho những người đầu tư cũ và phần còn lại xem như là lợi nhuận.
Mô hình Ponzi lừa đảo này tồn tại từ năm 1920 cho đến khi sụp đổ vì một cuộc điều tra ở công ty ông.
Những dấu hiệu của mô hình lừa đảo Ponzi
- Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro
- Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao
- Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền có uy tín
- Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc được mô tả rất rắc rối
- Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức cho các khoản đầu tư của họ
- Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức
Trên đây là những thông tin về mô hình lừa đảo Ponzi. Các bạn có thể tự đánh giá tổ chức mà mình đầu tư vào xem có các dấu hiệu này không nhé
Kết luận về mô hình Ponzi
Trên đây là bài viết “Mô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết một mô hình lừa đảo Ponzi” hi vọng Coin24h đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về mô hình lừa đảo nổi tiếng này. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu trên đê áp dụng cho thị trường tiền điện tử đặc biệt là các mô hình đầu tư ủy thác, để đánh giá được một dự án đầu tư ủy thác có phải lừa đảo hay không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công.
Nhớ ủng hộ cho Coin24h bằng cách Like, Share và đánh giá 5* ở cuối bài viết này nhé!
Biên tập: Coin24h.Online