Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing

Ethereum đang là tâm điểm bán tháo gần đây khi giảm đến 14% chỉ trong vòng 60 phút. Tuy nhiên vài giờ sau đó, đồng tiền điện tử này đã phục hồi trở lại nhưng vẫn là một trong số những đồng có mức sụt giảm tồi tệ nhất, theo CoinMarketCap.

Tỷ giá ETH / USD

Đà sụt giảm mạnh của Ether bắt đầu vào khoảng tối Chủ Nhật và lên đến cao trào hôm thứ Hai. Theo CCN, Ether đã mất giá đến 14% và chạm đáy 492 USD.

Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing
Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing

Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing
Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing

Tại thời điểm bài viết, giá Ether đang dao động quanh mức 523 USD, giảm gần 9% so với phiên trước đó. Khối lượng giao dịch ETH đạt 2,4 tỷ USD, chiếm khoảng 14% tổng khối lượng thị trường.

Ethereum không phải là đồng tiền điện tử duy nhất giảm mạnh vào thứ Hai. Bitcoin Cash giảm gần 10% xuống còn 900 USD, trong khi Tron (TRX) giảm gần 13% còn 0.061 USD.

Xem thêm:  NEO, EOS được Hàn Quốc công nhận là một loại hình công nghiệp

Còn về phần Bitcoin, giá đã giảm 3% về mức 7.134 USD.

Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing

Nguyên nhân nào khiến Ether tụt giá?

Sự sụp đổ của Ethereum dường như bắt nguồn từ Bitfinex, sàn giao dịch tiền điện tử đứng thứ tư trên thế giới dựa trên tổng khối lượng giao dịch. Sau đó hiệu ứng domino có thể khiến các sàn giao dịch khác buộc phải neo giá và tiếp tục bán tháo.

Ước tính Bitfinex hiện xử lý khoảng 12% tổng số lượng giao dịch Ether. Ngoài ra, còn hơn một phần ba (36%) các hoạt động thương mại của sàn giao dịch được thực hiện dựa trên Ether.

Từ những thông tin trên, câu hỏi được đặt ra là, nguyên nhân nào khiến Ether bị sụp đổ? Một số nhà phân tích suy đoán rằng ETH sụp đổ là do các ICO và các dự án blockchain khác.

Xem thêm:  Steve Wozniak so sánh Ethereum với những ngày đầu của Apple

Theo một nguồn dữ liệu, có hơn 600 dự án đã tạo ra token dựa trên nền tảng Ethereum – trị giá khoảnh 40 tỷ USD. Ngay cả việc một dự án nhỏ tiêu thụ số tiền gọi vốn của họ trên một sàn giao dịch cũng có thể tạo ra hiệu ứng mà chúng ta đang thấy.

Kẻ đáng nghi ngờ nhất chính là EOS, đã sử dụng 1.4 triệu USD giá trị ETH chỉ riêng trong thứ Hai. Trước đó 4 ngày, EOS cũng đã sử dụng 1 triệu USD.

Hợp đồng thông minh EOS Crowdsale hiện chỉ còn khoảng 200.000 ETH và 900.000 ETH khác đang trong một địa chỉ ví có gắn nhãn EOS-Owner. Tổng cộng là có hơn khoảng 1.1 triệu ETH. Từ đây lượng ETH bị tình nghi là được chuyển lên các sàn giao dịch để tiêu thụ. Bitfinex là đối tượng chính vì có khối lượng giao dịch ETH cao và giá khá rẻ so với các sàn khác.

Xem thêm:  Giá Ethereum có thể đạt 2.500 USD cuối năm 2018

Ngoài ra Bitfinex được cho là có mối quan hệ nào đó với EOS vì họ là một Block Producer (nhà sản xuất khối). Trong khi đó EOS cũng đang tất bật để ra mắt Mainnet chỉ vài ngày nữa và Binance cũng vừa niêm yết thêm mã EOS/USDT.

Trong một diễn biến khác, Ethereum cũng đang bị tấn công thông qua hình thức airdrop, khi dự án NePay bán phá giá 80% tổng nguồn cung, làm tắc nghẽn mạng Ethereum trong 9 ngày qua. Một số thành viên trong cộng đồng Ethereum gọi dự án này là một cuộc tấn công DDoS tinh vi vì nó yêu cầu người dùng “gửi” 0 ETH đến địa chỉ ví của họ để nhận airdrop.

Đánh giá post
Show More

Coin24h.Online

Coin24h.Online không chỉ là nơi cung cấp những thông tin mới nhất về tiền mã hóa (cryptocurrency) mà chúng tôi còn hỗ trợ và hướng dẫn cho những ai là nhà đầu tư mới có thể tự mình thực hiện được tất cả những thao tác tạo tài khoản, bảo mật tài khoản, nạp tiền, rút tiền...của tất cả những dự án đầu tư...

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button