Vitalik Buterin đã có “một cuộc gặp mặt ngắn” với Tổng thống Nga Vladimir “sau khi buổi hội kiến riêng với các CEO”, theo lời tuyên bố của chính nhà phát minh Ethereum khẳng định mình đã trò chuyện với Tổng thống Nga tại cuộc họp gần như là cấp cao nhất giữa Chính phủ với doanh nghiệp.
Theo Thư kí báo chí của Chính phủ Nga, sau khi đối thoại với các CEO đến từ những tập đoàn hàng đầu nước này, Tổng thống Putin đã có một cuộc trò chuyện ngắn với nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin về khả năng ứng dụng của công nghệ Blockchain vào trong nền kinh tế Liên bang Nga. Vị Tổng thống cũng đã ủng hộ ý tưởng thiết lập quan hệ làm ăn với các đối tác tiềm năng, theo lời vị thư kí tường thuật.
Không rõ là giữa hai người bọn họ thật sự đã trao đổi với nhau những gì, nhưng Buterin cho biết là anh đã có những cuộc trò chuyện thân thiện “với đại diện đến từ các chính phủ bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh, EU, Thuỵ Sĩ, Nga, Singapore, Trung Quốc và Đài Loan”.
“Tôi cực kì phản đối bất cứ ý định nào để dùng loại công nghệ này vào việc thiết lập chế độ độc tài, giết hại hay đàn áp mọi người.” – Buterin khẳng định.
Cuộc gặp mặt diễn ra vào ngày hôm kia tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố St. Petersburg (Nga). Tại đây, Buterin đã nói tiếng Nga một cách lưu loát cho dù anh cùng gia đình đã chuyển sang sinh sống tại Canada kể từ khi Buterin mới có sáu tuổi.
Điều này đã giúp Vladimir Putin gia nhập hàng ngũ những nguyên thủ cấp cao nhất bày tỏ sự quan tâm đặc biệt dành cho phân khúc công nghệ mới này, theo sau việc Cựu Thủ tướng Anh David Cameron tiến hành mua Bitcoin vào năm 2014 và Bộ trưởng Tài chính của Pháp khi ấy nhưng mới trở thành Tân Tổng thống Emmanuel Macron sở hữu ví Bitcoin Ledger Blue cùng ví Ethereum.
Qua đó đồng nghĩa với việc là chỉ còn lại hai người là có thể có được vinh dự trở thành những quan chức cấp cao nhất để ý đến lĩnh vực tiền điện tử. Đó chính là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hai người trên chắc hẳn cũng đã ít nhiều biết đến sự tăng trưởng bùng nổ trong phân khúc công nghệ tài chính mới này, nhưng cuộc gặp ngắn với Tổng thống Putin mới là đáng chú ý hơn cả vì Nga đã tiến hành cấm rồi lại cho phép Bitcoin, qua đó thể hiện sự mâu thuẫn trong việc tích hợp tiến bộ Blockchain.
Sẽ là rất thú vị nếu chúng ta được biết vị Tổng thống đã có ấn tượng như thế nào với đối với Buterin, và càng hấp dẫn hơn nữa khi xem phản ứng đến từ hai vị lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc khi mà ai cũng biết rằng loại công nghệ này có thể đem lại lợi thế cạnh tranh chiến lược nếu tất cả các lời hứa đối với nó trở thành hiện thực.
Sự thật là bất cứ nước nào có thể tích hợp rộng rãi loại công nghệ trên đều đứng trước tiềm năng đạt lợi thế kinh tế vô cùng lớn so với các đối thủ, giống như nước Anh đã từng làm vào những năm 1800 khi họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như là đường sắt.
Hiện tại, có vẻ như nhiều quốc gia đã và đang bắt đầu thử nghiệm những hệ thống tiền điện tử của riêng mình. Ngân hàng Trung ương Anh Quốc mới bắt tay vào nghiên cứu cách đây không lâu, trong khi Kho bạc Hoàng gia Trung Quốc dường như là đang thử nghiệm tiềm năng của Blockchain Ethereum để xây dựng lên trên đó một đồng nhân dân tệ điện tử.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã gia nhập cuộc đua, thể hiện rõ qua tuyên bố của phó Chủ tịch Olga Skorobogatova:
“Các cơ quan quản lí ở các quốc gia đều chấp thuận rằng đã đến lúc tiến hành phát triển các đồng tiền thuật toán riêng, đơn giản vì đây chính là tương lai của tiền tệ quốc tế.”