BTC -0.15%
$ 0
ETH -1.63%
$ 0
LTC -3.04%
$ 0
XRP -1.51%
$ 0
Dash -2.54%
$ 0
BCH 0.72%
$ 0

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường tiền điện tử (tiền thuật toán hay tiền kỹ thuật số) thì hẳn đã từng nghe tới thuật toán proof of work (PoW) và proof of stake (PoS) rồi phải không nào. Nhưng có thể bạn chưa hiểu được ý nghĩa của PoW và PoS là gì và 2 thuật toán trong lĩnh vực đào Bitcoin này khác nhau như thế nào. Hãy cùng Coin24h tìm hiểu ngay nhé !

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Proof-of-work là gì ? Tìm hiểu về Proof-of-work .

Proof-of-work (PoW) còn gọi là thuật toán bằng chứng công việc. Thuật toán proof-of-work giúp các thợ mỏ giải quyết những phương trình toán học. Để giải quyết phương trình toán học có rất nhiều cách, nhưng hệ thống chỉ chọn ra đáp án tối ưu nhất. Hệ thống Blockchain không thể bị đánh lừa vì nó sở hữu một danh sách các đáp án hợp pháp.

Vấn đề cốt lõi của proof-of-work chính là nguồn tài nguyên máy tính và năng lượng điện. Cần rất nhiều năng lượng cung cấp cho hệ thống máy tính để đưa ra được đáp án tốt nhất. Nếu nhìn về khía cạnh sinh thái, điều này hoàn toàn không có lợi. Các thợ mỏ sử dụng quá nhiều năng lượng và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Bạn cần phải có một lượng lớn sức mạnh tính toán, nhiều hơn sức mạnh mà một máy tính phổ thông sở hữu. Điều đó sẽ khiến cộng đồng thợ mỏ gom cụm lại. Những thợ mỏ nhỏ lẻ sẽ không cạnh tranh được với thợ mỏ lớn hơn. Dẫn đến sự độc quyền khai thác mỏ từ các thợ mỏ lớn. Vì với sức mạnh tính toán lớn thì xác suất tìm ra đáp án nhanh và chính xác cao hơn những thợ mỏ nhỏ lẻ. Điều này đi ngược lại với lý tưởng của một hệ thống Blockchain phân cấp và có thể dẫn đến một cuộc tấn công 51%.

PoW được thực hiện như thế nào trên Blockchain?

Thợ đào coin giải quyết bài toán, tạo ra khối mới rồi sau đó xác nhận giao dịch.

Độ khó của bài toán đào khối sẽ phụ thuộc vào số lượng người dùng, năng lực khai thác hiện tại và tải trọng của mạng lưới. Hash của mỗi khối chứa trong nó hash của các khối trước đó, giúp gia tăng mức độ an ninh và tránh vi phạm.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Sau khi thợ đào coin giải quyết được bài toán thì hệ thống sẽ cho phép tạo thêm một khối mới. Các giao dịch sẽ được chuyển vào khối này và xem như là đã được xác nhận.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Proof of work được áp dụng vào đâu?

Hiện tại, giao thức Proof of work đang được rất nhiều đồng tiền điện mã hóa sử dụng.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Một trong những ví dụ điển hình nhất cho PoW chính là ở Bitcoin. Chính Bitcoin đã tạo ra nền tảng giới thiệu thuật toán đồng thuận này đến với thế giới. PoW của Bitcoin có tên gọi là Hashcash. Giao thức này cho phép thay đổi độ khó thuật toán đào dựa trên năng lực khai thác hiện tại của mạng lưới. Thời gian trung bình tạo khối mới hiện tại là 10 phút. Những đồng tiền mã hóa khác trên nền tảng Bitcoin như Litecoin cũng sử dụng hệ thống tương tự.

Xem thêm:  Tìm hiểu về khái niệm Public Blockchain và Private Blockchain là gì?

Một mạng lưới khác sử dụng PoW là Ethereum. Vì ngay lúc này cứ 4 thì đã có đến 3 dự án chạy trên nền tảng Ethereum, vì vậy có thể nói phần lớn các ứng dụng Blockchain đều đang tích hợp mô hình đồng thuận Proof of work.

Tại sao phải sử dụng Proof of work ngay từ ban đầu?

Một trong những lợi ích chính là bảo vệ chống tấn công DoS và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đào coin.

  • Bảo vệ chống tấn công DoS (Denial of Service): PoW đặt ra giới hạn cao lên mạng lưới. Muốn thực hiện hành động gì đó thì trước hết phải đáp ứng được chúng. Do đó, để tấn công vào mạng lưới thì trước hết cần phải tập hợp lượng năng lực máy tính đủ lớn và cần nhiều thời gian để tính toán. Đợt tấn công vẫn có thể triển khai được nhưng với cái giá phải trả là chi phí cực kì lớn.
  • Khả năng đào khối: Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong ví. Thứ tồn tại duy nhất là liệu bạn có đủ năng lực máy tính để giải toán đào khối hay không mà thôi. Do đó, trên mạng lưới Blockchain, người có tiền chưa chắc đã có quyền.

Proof of work có khiếm khuyết nào không?

Những điểm trừ chính là chi phí đắt đỏ, “sự vô dụng” của năng lực tính toán và tấn công 51%.

  • Chi phí đắt đỏ: Đào coin yêu cầu trang bị những máy tính cùng phần cứng chuyên dụng đủ sức chạy những thuật toán hết sức phức tạp. Số tiền phải bỏ ra là rất lớn đối với một cá nhân riêng lẻ. Chính vì vậy, hoạt động khai thác khối hiện giờ chỉ được thực hiện chủ yếu bởi các mining pool.
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
  • “Sự vô dụng” của năng lực máy tính: Thợ đào đúng thật là phải làm việc cật lực mới có thể tạo ra khối mới. Tuy nhiên, công việc tính toán của họ cũng không thể mang đi áp dụng ở những nơi khác.
Xem thêm:  10 điều về Blockchain bạn nên biết

Tấn công 51% là gì?

Một cuộc tấn công 51%, hay tấn công đa số, xảy ra khi một nhóm người dùng kiểm soát đa số năng lực khai thác.

Khi ấy thì những kẻ tấn công sẽ có đủ quyền lực để kiểm soát và tác động lên đa số các sự kiện xảy ra trên mạng lưới.

Họ có thể độc quyền quá trình tạo khối mới và giành lấy toàn bộ phần thưởng vì chúng hoàn toàn dễ dàng ngăn những thợ đào khác giải xong bài toàn trước.

Họ thậm chí còn có thể đảo ngược giao dịch.

Ví dụ, hãy giả dụ Alice gửi Bob một số tiền thông qua Blockchain. Alice bị dính tấn công 51%, Bob thì không. Giao dịch tuy đã được chuyển vào trong khối, nhưng những kẻ tấn công lại chặn không cho chuyển tiền. Và thế là sẽ có một đợt fork xảy ra trên Blockchain.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Lúc đó thì thợ đào sẽ phân nhánh thành hai chuỗi (chain) nhỏ hơn. Một bên chắc chắn sẽ có 51% số thợ đào, chính vì thế chuỗi đó sẽ đào được nhiều khối hơn.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Đến cuối cùng, chuỗi dài hơn sẽ tồn tại, chuỗi ngắn hơn sẽ bị đào thải. Giao dịch giữa Bob và Alice xem như chưa từng xảy ra. Bob sẽ không nhận được tiền của mình.

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Từ những bước trên, kẻ tấn công có thể đảo ngược lại giao dịch.

Mặc dù vậy, tấn công 51% vẫn không phải là một lựa chọn có lợi về kinh tế. Nó yêu cầu phải tập hợp một lượng năng lực đào áp đảo. Và khi tin tức về việc này lan truyền, người dùng sẽ cân nhắc từ bỏ mạng lưới vì họ xem như nó không còn duy trì được tính phân quyền nữa. Giá của đồng tiền mã hóa gắn liền với Blockchain ấy sẽ sụt giảm. Tất yếu, người dùng sẽ mất toàn bộ tài sản của mình.

Proof of Stake là gì? Tìm hiểu về Proof of Stake .

Proof-of-stake (ký hiệu: PoS) hay thuật toán bằng chứng cổ phần xảy ra khi một thợ đào mỏ góp cổ phần vào một loại tiền tệ số cụ thể nào đó để xác minh cho khối giao dịch. Thuật toán proof of stake khá đơn giản dành cho máy tính vì bạn chỉ cần chứng mình mình sở hữu một tỉ lệ cổ phần của loại tiền tệ số đó. Ví dụ, nếu bạn sở hữu 5% lưu lượng đồng Ethereum đang tồn tại thì bạn có quyền khai thác tất cả 5% giao dịch Ethereum.

Xem thêm:  Elastic Finance đưa ra trường hợp của mình trong cuộc thảo luận DeFi
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS

Proof of stake được xem là một hệ thống công bằng hơn so với proof-of-work khi tất cả mọi người đều có thể trở thành thợ mỏ. Không phân biệt lớn hay nhỏ, quy mô khai thác sẽ tỉ lệ tuyến tính với số lượng cổ phần sở hữu. Điều này giúp khuyến khích công đồng tham gia vào việc xác nhận giao dịch, tăng khả năng phân cấp và dân chủ hơn.

Ưu điểm của POS:

  • Đầu tiên là bạn sẽ tăng được lượng coin trong thời gian nắm giữ . thay vì giữ coin trên sàn thì bạn sẽ không có thêm coin nào. Nên dù giá có giảm thì bạn vẫn có thể lời một chút vì số lượng coin của bạn nhiều.
  • Thứ hai là việc đào coin không cần máy có cấu hình khủng, chỉ cần máy tình cùi bắp lắp internet cáp quang vào bật 24/24 thì bạn đã có thể đào được rồi. Chi phí đào cực rẻ và đặc biệt là bạn đào bằng coin nên nếu không thích đào nữa thì chuyển coin lên sàn và bán đi là xong.
  • Stake an toàn 100% vì ví có bản back up . Lãi cực khủng với một số coin (ví dụ : con BUZZ lãi tới 100% mỗi tháng). Tuy nhiên nhiều coin chỉ có 10% mỗi năm.
  • Các dòng coin POS đang sẽ trở thành xu hướng mới sau khi Trending ICO đi qua. Theo thông tin mình tìm hiểu thì ETH sắp có POS rồi đó các bạn. Hãy đi theo xu hướng để kiếm thêm nhiều tiền nào.

Nhược điểm của POS:

  • Mức lãi chỉ là ước tính thôi và lúc staking thì nó sẽ không đạt được mức đó.
    Ví dụ: Con BUZZ theo lí thuyết là 100% mỗi tháng nhưng tháng vừa rồi nó chỉ có 88% thôi.
  • Staking không phải lúc nào cũng lãi nếu tỉ giá Stake thấp hơn tỉ lệ trượt giá của coin thì bạn sẽ lỗ.
    Ví dụ: Bạn stake 100 coin X với giá 1$ > chi phí là 100$ với tỉ lệ Stake 10%/tháng.
    Sau tháng đầu, bạn sẽ có 110 coin và nếu giá không đổi thì bạn sẽ lời 10$/tháng.
    Nhưng giá của coin X lúc đó chỉ còn 0,5$/coin x 110 coin bằng 55$ > bạn lỗ 45$.

Đặc biệt lưu ý:

POS có thể dính Scam vì nếu bạn chọn nhầm Scam coin để Stake thì lúc nhận coin rồi bán cho ai.

Sau vài lần ăn CAM chắc hẳn bạn sẽ có kinh nghiệm thôi.

Biên tập: Coin24h.Online

Proof of Work (POW) là gì? Proof of Stake (POS) là gì? So sánh POW và POS
5 (100%) 1 vote
Xu hướng

Coin24h.Online

Coin24h.Online không chỉ là nơi cung cấp những thông tin mới nhất về tiền mã hóa (cryptocurrency) mà chúng tôi còn hỗ trợ và hướng dẫn cho những ai là nhà đầu tư mới có thể tự mình thực hiện được tất cả những thao tác tạo tài khoản, bảo mật tài khoản, nạp tiền, rút tiền...của tất cả những dự án đầu tư...

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker