Utility token và Security token là gì? – Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?

Utility token không đại diện cho giá trị một công ty như đối thủ của mình – security token. Thay vào đó, giá token tiện ích thay đổi dựa trên cung và cầu sản phẩm/dịch vụ.

Năm 2017 vừa qua chứng kiến một bước ngoặt đầy triển vọng cho các dự án ICO (dự án gọi vốn bằng tiền điện tử): Khối lượng đầu tư cho thấy ICO đã vượt lên trên thu nhập của các quỹ đầu tư mạo hiểm trên toàn thế giới. Vậy các nhà đầu tư thường tìm đến ICOs với mục đích gì?

UTILITY TOKEN VÀ SECURITY TOKEN - Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?
UTILITY TOKEN VÀ SECURITY TOKEN – Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?

Nguồn: Research Gate

Một điều đáng ngạc nhiên là, trong số 10 nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư để chọn tham gia vào ICOs, có một thuật ngữ chiếm đến 40% sự quan tâm của họ, đó chính là Token (theo khảo sát của Blockchain Review). Trong bài viết này, nami.today sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan nhất cho các nhà đầu tư về thuật ngữ nói trên.

Nắm giữ token, cũng như tiền điện tử, là một khoản đầu tư cực kỳ mạo hiểm. Biến động khôn lường, thay đổi chóng mặt, những dự án đầy rủi ro – có quá nhiều vấn đề để nhà đầu tư phải lo lắng. Trước làn sóng đó, một vài token thậm chí được coi là một tài sản chứng khoản, và tất yếu phải chịu “sức ép”  từ pháp luật.

Vào tháng 7/2017, SEC (Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ) đã đưa ra một cuộc điều tra và kết quả cho thấy, DAO token được công nhận là một tài sản chứng khoán (security), và theo đó, một vài token khác cũng có thể được phân loại là security và trở thành một chủ thể của pháp luật.

Thế nào là security token và utility token?

Security token là một dạng hợp đồng đầu tư trong đó, người sở hữu kỳ vọng vào sự sản sinh các khoản lợi nhuận trong tương lai như cổ tức, lợi tức từ doanh thu, hoặc phổ biến nhất là ăn chênh lệch giá. Một số dự án ICO sử dụng security token như một khoản “donate” cho các tổ chức phi lợi nhuận, bằng cách đóng góp vào đó bitcoin hoặc ether. Tuy nhiên, hình thức này lại không đem đến sự bảo đảm về mặt pháp lý cho nhà đầu tư.

Utility token (còn được gọi là token hoặc app coin) là một công cụ giúp nhà đầu tư tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của ICOs sau khi hoàn thiện. Utility token không được phát hành để phục vụ mục đích đầu tư, do đó, loại token này không có nghĩa vụ tuân theo luật chứng khoán liên bang.

Xem thêm:  Ethereum - Kết thúc những hoài nghi về hình thái chứng khoán

Cách thức xác định một token là security/utility

Để xác định một token là security hay utility, SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ) sẽ tiến hành đánh giá Howey test (được soạn thảo vào năm 1946) – một bài kiểm tra nhằm giải đáp hai câu hỏi:

Token có được bán như một khoản đầu tư?

Trong trường hợp này, nhà đầu tư mua token để nhận về một khoản lợi nhuận hoặc sự chênh lệch giá trong tương lai, hoặc ít nhất là token cung cấp một giá trị thực tiễn nào đó cho người mua. Do đó, chúng ta có thể xem security token như một chiếc “hộp ma thuật”, khi tiền đi vào từ một phía, chắc chắn sẽ có sản phẩm/ khoản tiền đi ra ở phía bên kia.

UTILITY TOKEN VÀ SECURITY TOKEN - Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?
UTILITY TOKEN VÀ SECURITY TOKEN – Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?

Nguồn: Medium

Ai là người chịu trách nhiệm cho khoản đầu tư?

Chúng ta cần phải check xem là do chỉ một cá thể, hay cả mạng lưới cùng tạo giá trị cho token. Có thể lấy Amazonlà một ví dụ cho việc trách nhiệm tập trung vào một chủ thể hoặc một vài cá nhân trong mạng lưới (đối với cloud storage). Ngược lại, một vài nền tảng “phi tập trung” như Storj (một dự án lưu trữ dữ liệu offchain chỉ cho phép người sở hữu truy cập vào dữ liệu của mình) lại phân bổ trách nhiệm cho nhiều bên để lưu trữ file hoặc kiểm tra quyền truy cập vào nền tảng.

Trong trường hợp thứ nhất, người nắm giữ token đóng vai trò là một “nhà đầu tư” chính hiệu, họ đặt toàn quyền quyết định vào tay bộ máy quản lý – những người chèo lái con thuyền và tạo ra sự phát triển cho cả nền tảng. Trong trường hợp thứ hai, những người sở hữu token chính là nhân tố then chốt tạo ra lực mua bán (cung cầu) cho token, qua đó ảnh hưởng trực tiếp lên giá trị token đó.

Dựa vào hai nhân tố kể trên, việc xác định một token có phải là security hay không sẽ tuân theo sơ đồ sau:

UTILITY TOKEN VÀ SECURITY TOKEN - Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?
UTILITY TOKEN VÀ SECURITY TOKEN – Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?

Nguồn: Medium

Ghi chú: Utility – mục đích sử dụng token nằm bên trong hệ sinh thái. Investment – token sử dụng cho mục đích đầu tư. Issuer – Chỉ một cá nhân/ một ít người chịu trách nhiệm cho sự phát triển nền tảng. Network – toàn mạng lưới cùng chịu trách nhiệm cho sự đi lên của nền tảng.

Ví dụ: Các token có mức độ đầu tư và tập trung hoá trách nhiệm cao (trên cùng bên phải) có xu hướng rơi vào nhómsecurity token.

Xem thêm:  Nguyên nhân nào khiến Ethereum crashing

Đặc điểm của security và utility token

Utility token và Security token là gì? - Quân cờ nào được ưa chuộng trên đấu trường ICO?

Xét về yêu cầu pháp lý: 

Những dự án phát hành security token trong quá trình ICO có nghĩa vụ đăng kí token với SEC, nếu cố tình vi phạm, người tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc chống đối các bộ luật đầu tư. Ngược lại, phát hành utility token không cần phải đăng kí trước pháp luật.

Xét về cách thức sinh lợi nhuận:

Tổ chức phát hành security token sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư một khoản lợi nhuận phát sinh trong tương lai như cổ tức hoặc quyền biểu quyết đối với nền tảng. Việc vận hành sản phẩm/ công ty sẽ do một vài cá nhân đảm trách.

Utility token có giá trị thực tiễn và thường không được sử dụng cho mục đích đầu tư. Điều đó không có nghĩa là utility token không tạo ra lợi nhuận. Utility token không đại diện cho cổ phần một công ty, thay vào đó, giá trị của chúng thay đổi dựa trên cung và cầu dành cho dịch vụ và sản phẩm của công ty này. Mua token của một dự án có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, được hỗ trợ phát triển và cải tiến liên tục, khoản đầu tư có thể tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ trong tương lai.

Xét về tính chất: 

Phát hành security token theo quy định của pháp luật sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn các dự án sử dụng utility token nhờ việc giảm thiểu rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, được phân loại như một security token có nghĩa là token sẽ bị giới hạn trong việc ai có thể đầu tư vào và đầu tư như thế nào. Kết quả là, thanh khoản các token này sẽ giảm. Giao dịch được xem là tương đối hạn chế đối với security token, hạn chế này đến từ các quy tắc giao dịch – đặc biệt là trao đổi trên thị trường thứ cấp. Do đó, được niêm yết như một security token có khả năng sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của mạng lưới và cản trở khả năng phát triển cộng đồng.

Xem thêm:  Codius - Đối thủ của Ethereum đã trở lại sau 5 năm

Trong khi đó, utility coins thường có một vài cơ chế tự bình ổn. Nếu giá token lên quá cao, nhu cầu dành cho token sẽ giảm, kéo giá giảm theo sau đó. Tương tự, khi giá token xuống quá thấp, cầu dành cho token tăng lên và sẽ bình ổn trở lại. Nếu như dự án duy trì được tốc độ và khả năng tăng trưởng, token gắn kết với hoạt động của dự án sẽ tự khắc nhận được cầu tăng cao.

Utility token

Security token

Nhược điểm

Phát hành utility token có chi phí cao hơn và tốc độ chậm hơn so với security token

Gia tăng các rủi ro liên quan đến pháp lý cho các nhà đầu tư.

Chịu tác động nhiều bởi vấn đề pháp lý và hạn chế trong quy định người có thể đầu tư và cách token được giao dịch

Giao dịch thứ cấp rất khó đối với security token. Điều này có thể gây cản trở, thậm chí huỷ hoại sự phát triển của mạng lưới/nền tảng.

Ưu điểm Mở rộng cộng đồng tương đối dễ dàng so với security token bởi không chịu tác động từ những hạn chế của pháp luật.

Công ty phát hành có thể tận dụng utility token làm “digital coupon” nhằm gọi vốn hiệu quả cho dự án.

Định danh một token là security chứng minh sự minh bạch và bảo mật cho cả công ty và các nhà đầu tư ICO.

Kết luận

Security tokens trao cho người nắm giữ nó quyền sở hữu (cổ phiếu là một ví dụ). Trong khi đó, utility token sẽ có một chức năng bất kỳ bên trong nền tảng của công ty. Chẳng có gì bất ngờ, thị trường tiền điện tử sau khi trải qua cả một thập kỷ thăng trầm với giá trị vốn hoá hàng trăm tỷ USD, đang dần thu hút sự chú ý của giới quan chức chính phủ. Bị can thiệp bởi các vấn đề pháp lý chỉ là một trong những bằng chứng xác thực rằng tiền điện tử là một “thành viên” được đối xử công bằng trong giới tài chính, và sẽ tồn tại lâu dài. Dù cho đây mới là thời kỳ đầu của giai đoạn “luật pháp hoá”, nhưng rõ ràng là một kỷ nguyên mới cho một công cuộc tự do đầu tư chưa từng có tiền lệ trước đây.

Tham khảo: Nami.Today

Đánh giá post
Show More

Coin24h.Online

Coin24h.Online không chỉ là nơi cung cấp những thông tin mới nhất về tiền mã hóa (cryptocurrency) mà chúng tôi còn hỗ trợ và hướng dẫn cho những ai là nhà đầu tư mới có thể tự mình thực hiện được tất cả những thao tác tạo tài khoản, bảo mật tài khoản, nạp tiền, rút tiền...của tất cả những dự án đầu tư...

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button